Công ty anh/chị cần đánh giá chính xác lý do bị từ chối bảo hộ. Xác định xem dự định từ chối bảo hộ thương hiệu của Cục Sở hữu Trí tuệ có xác đáng hay không. Khiếu nại quyết định từ chối bảo hộ nhãn hiệu tới Cục Sở hữu Trí tuệ. Cân nhắc đăng ký bảo hộ bản quyền logo và hình ảnh nhận diện cho thương hiệu.
Câu chuyện của Khách hàng
Tôi kinh doanh ngành thời trang được 2 năm và đã dành được vị thế nhất định trên thị trường. Ngoài sản xuất, công ty tôi có xây dựng hệ thống phân phối bán lẻ sản phẩm quần áo và phụ kiện với 5 cửa hàng tại Tp. Hồ Chí Minh.
Hai năm trước, tôi thuê một đơn vị dịch vụ tên là Z đăng ký bảo hộ thương hiệu này. Nay đơn đăng ký bị dự định từ chối bảo hộ vì không đủ điều kiện bảo hộ. Trước đó, công ty dịch vụ kia không tư vấn về việc có khả năng bị từ chối bảo hộ. Hiện tại, tôi cũng không thể liên hệ đơn vị dịch vụ này do họ đã chuyển trụ sở, chủ đơn vị đã chuyển sang làm lĩnh vực khác.
Tôi lo lắng vì thương hiệu của mình dày công xây dựng nhưng nay không được bảo hộ thì đồng nghĩa với việc sẽ bị bất kỳ ai cũng có quyền sử dụng, làm nhái. Tôi xin nhờ Luật sư Doanh và LDC Lawyers team hướng dẫn tôi cách xử lý để bảo vệ quyền lợi của mình.
Tóm tắt Tóm tắt lời khuyên từ Luật sư
Công ty anh/chị cần đánh giá chính xác lý do bị từ chối bảo hộ. Xác định xem dự định từ chối bảo hộ của Cục Sở hữu Trí tuệ có xác đáng hay không. Sau đó, áp dụng một số giải pháp sau:
+ Khiếu nại quyết định từ chối bảo hộ nhãn hiệu tới Cục Sở hữu Trí tuệ.
+ Cân nhắc đăng ký bảo hộ bản quyền logo và hình ảnh nhận diện cho thương hiệu.
+ Làm mới lại thương hiệu để né các điểm bất lợi và đáp ứng các điều kiện bảo hộ thương hiệu và đăng ký lại.
Việc khiếu nại tới Cục Sở hữu Trí tuệ có cơ hội 50/50 để được chấp thuận cấp văn bằng bảo hộ. Ngoài ra, các giải pháp khác cũng là cơ hội để nâng cao quyền sở hữu thương hiệu của anh/chị.
Komentarze