Xin nhờ Luật sư Doanh hướng dẫn chúng tôi giải pháp làm sao để nắm rõ và phòng ngừa các rủi ro pháp lý trước khi rót tiền đầu tư vào một công ty. Nhất là để biết công ty kia có vi phạm pháp luật, có đang bị kiện, khoản nợ hay phải bồi thường gì không để quyết định đầu tư vào?
Câu chuyện của Khách hàng
Chúng tôi đang có kế hoạch góp vốn đầu tư để sở hữu 36% của một công ty trong cùng hệ sinh thái. Chúng tôi có thắc mắc là làm sao để biết công ty kia có vi phạm pháp luật, có đang bị kiện, khoản nợ hay phải bồi thường gì không để quyết định đầu tư vào?
Xin nhờ Luật sư Doanh hướng dẫn chúng tôi giải pháp.
Tóm tắt lời khuyên từ Luật sư
Theo quy trình đầu tư thông thường, nhà đầu tư cần thực hiện thẩm định pháp lý, thẩm định tài chính để phục vụ cho việc ra quyết định đầu tư.
Về việc thẩm định pháp lý, nhà đầu tư sẽ xác định tình hình tuân thủ pháp luật của công ty mục tiêu, các rủi ro pháp lý hiện hữu và tiềm tàng, xác định danh mục pháp lý cần hoàn thiện trước trong và sau khi nhận vốn đầu tư.
Việc thẩm định pháp lý được gọi là Legal Due Diligence (Legal DD). Thủ tục này thường được thực hiện bởi một công ty luật cung cấp dịch vụ Legal DD thực hiện. Kết quả của Legal DD là một báo cáo pháp lý chi tiết, chính xác, đáng tin cậy với đầy đủ thông tin cần thiết để nhà đầu tư căn cứ và ra quyết định.
Thường khi triển khai Legal DD, ví như tại LDC Lawyers, chúng tôi sẽ thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: LDC cung cấp danh mục thẩm định pháp lý được tuỳ biến phù hợp với công ty mục tiêu, lĩnh vực kinh doanh và lịch sử của công ty.
Bước 2: LDC thực hiện nhanh chóng việc thu thập thông tin đầu vào và nghiên cứu các dữ liệu thu thập được từ công ty mục tiêu cung cấp cũng như các nguồn thông tin có thể trích xuất khác bởi LDC.
Bước 3: LDC cung cấp báo cáo thẩm định pháp lý với các nội dung: xác định, phân tích, đánh giá và xếp loại các rủi ro pháp lý hiện hữu và tiềm tàng; xác định danh mục pháp lý cần hoàn thiện trước trong và sau khi nhận vốn đầu tư; xác định tình trạng và tính hợp pháp của các hoạt động góp vốn, quan hệ cổ đông, hoạt động kinh doanh, các giấy phép kinh doanh, các hợp đồng/tài nguyên trọng yếu của hoạt động kinh doanh; tính bền vững và liên tục của các tài sản/tài nguyên của hoạt động kinh doanh.
Kết quả là:
+ Nhà đầu tư có một báo cáo đánh giá tình trạng tuân thủ, mức độ rủi ro pháp lý và danh mục các việc pháp lý cần hoàn thiện một cách toàn diện, chính xác và thuyết phục từ LDC. Đây là cơ sơ quan trọng để nhà đầu tư ra quyết định đầu tư và xác định các điều khoản, điều kiện khi giải ngân khoản đầu tư.
+ Báo cáo thẩm định của LDC là một cơ sở tham chiếu quan trọng trong việc định giá, thiết lập cấu trúc khoản đầu tư và thiết lập mục tiêu hoạt động kinh doanh cho công ty nhận vốn đầu tư.
Comments